Tuesday, March 12, 2024

Năm bài tập tại nhà giúp cải thiện bệnh viêm khớp gối

Viêm khớp gối hay thoái hóa khớp gối là tình trạng thoái hóa khớp phổ biến đặc trưng bởi sự bào mòn và viêm sụn khớp, dẫn đến đau đầu gối, cứng khớp và hạn chế vận động. Trong bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu năm bài tập có thể giúp giảm bớt cứng và đau khớp gối, từ đó ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Nhiều người cho rằng bệnh viêm khớp gối chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, nhưng trên thực tế, người trẻ cũng có thể bị bệnh này do chấn thương khi chơi thể thao, béo phì và di truyền. Trên thực tế, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khoảng 1/4 số người trưởng thành bị đau đầu gối thường xuyên, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và tỷ lệ mắc bệnh đang ngày càng tăng.

Cách hiệu quả nhất để giảm đau nhức xương khớp đầu gối là đánh thức khả năng tự phục hồi của cơ thể qua các liệu pháp tự nhiên như tập thể dục và ăn kiêng.

Tập thể dục thường xuyên

BM
Tập thể dục có thể làm tăng sức mạnh các cơ xung quanh khớp, giảm áp lực lên khớp và kích thích tiết dịch để bôi trơn khớp. Các bài tập phù hợp cho bệnh nhân viêm khớp gối bao gồm đi bộ, bơi lội, Thái cực quyền và các hoạt động ít tác động [đến khớp gối] khác, đồng thời tránh các động tác có tác động mạnh hoặc dễ bị chấn thương như nhảy, vặn mình và tập tạ.
 
Bài tp tăng sc khe khp gi
 
1_ Rèn luyện sức mạnh cho cơ tứ đầu

Tác dụng: Rèn luyện sức mạnh các cơ xung quanh khớp gối để ổn định khớp gối.
Khi ngồi, duỗi một chân với các ngón chân hướng lên trên để tác động vào các cơ đùi. Giữ trong 10 giây rồi từ từ hạ chân xuống. Thực hiện mỗi chân từ 10 đến 20 lần. Thực hiện vào buổi sáng khi thức dậy sẽ giúp cả hai chân linh hoạt hơn.
 
2_ Đu chân trên ghế cao
 
Tác dụng: Bài tập này sử dụng trọng lực tự nhiên của bắp chân để tạo ra khoảng trống giữa các khớp gối, kích thích sự lưu thông của dòng năng lượng (khí) và huyết trong khớp gối, đồng thời giảm cứng khớp gối.
 
Ngồi trên một chiếc ghế cao, nhấc cả hai chân lên khỏi mặt đất và lắc lư hai chân qua lại trong 5 phút.
Trung y tin rằng cơ thể sẽ bị đau khi dòng khí và tuần hoàn máu trong cơ thể tắc nghẽn. Do đó, việc kích hoạt dòng khí và huyết có thể giúp cải thiện các triệu chứng đau.
 
3_ Nằm duỗi chân
 
Tác dụng: Phương pháp duỗi chân này giúp khai thông kinh bàng quang dọc theo phía sau chân và lưng dưới.
 
Nằm thẳng trên một mặt phẳng (có thể là giường, bàn nhỏ hoặc 3 chiếc ghế kê cạnh nhau), duỗi hai tay qua đầu, đặt một chân lên cột thẳng đứng (hoặc ở góc tường hoặc cạnh cửa). Chân còn lại buông xuống tự nhiên và thu vào trong. Duỗi một chân trong 10 phút, sau đó chuyển sang chân kia.
 
Khí lưu thông dọc theo các kinh kết nối các cơ quan nội tạng với bề mặt cơ thể. Ví dụ, kinh bàng quang kéo dài từ đầu, dọc theo lưng, qua khớp gối đến bàn chân. Thông tắc kinh bàng quang có thể cải thiện tình trạng đau lưng, thắt lưng và đầu gối.
 
Bệnh nhân viêm khớp gối khó ngồi xổm do lực căng quanh đầu gối. Kỹ thuật kéo giãn này giúp giải tỏa các nút thắt ở vùng đầu gối, tăng tính linh hoạt khi vận động khớp gối.
 
4_ Kéo giãn cơ trên ván nghiêng
 
Tác dụng: Bài tập này giúp cân bằng độ căng của cơ và dây chằng ở hai chân, có thể hữu ích với những người có chiều dài chân không bằng nhau.
 
Đứng trên ván duỗi bằng cả hai chân, lưng thẳng, hai chân thẳng, hai tay duỗi thẳng hướng lên trên, lòng bàn tay hướng ra ngoài, các ngón tay hướng vào trong. Không nên để góc nghiêng của ván căng lúc đầu quá lớn, sau khi gân ở cả hai chân thả lỏng thì tăng dần góc nghiêng sẽ hiệu quả hơn. Kéo giãn cơ trên ván 10 phút/lần.)
 
5_ Xoa bóp khớp gối

BM

Tác dụng: Phương pháp này giúp tăng lưu thông khí và huyết xung quanh khớp gối, cải thiện tình trạng đau do viêm mạn tính.
 
Dùng tay nhẹ nhàng ấn và xoa bóp xung quanh xương bánh chè và nếp gấp ở giữa của khớp gối bằng đầu ngón tay. Khi ấn có thể lắc nhẹ bàn chân để tăng lưu thông khí huyết.
 
Điều chỉnh cách ăn uống
 
Nhiều loại thực phẩm có đặc tính chống viêm và chống lão hóa, có tác dụng tốt cho điều trị bệnh viêm khớp.
 
Cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ, cá thu và các loại cá nước lạnh khác có nhiều acid béo omega-3, có tác dụng chống viêm.
 
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc bổ sung quá nhiều acid béo omega-6 và hấp thụ không đủ acid béo omega-3 có thể gây ra tình trạng viêm mạn tính trong cơ thể. Hầu hết mọi người đều đã nhận đủ omega-6 từ dầu ăn nên cần chú ý ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng omega-3 cao.

image
Các loại hạt: Hạt quả óc chó, hạt thông, hạt quả hồ trăn và hạnh nhân rất nhiều protein, chất xơ và chất béo không bão hòa, là thành phần lý tưởng để ức chế tình trạng viêm nhiễm.

image
Trái cây và rau quả: Có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, rất hữu ích cho việc trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, đồng thời có tác dụng chống lão hóa và chống viêm. Nên ăn các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc như việt quất, mâm xôi, anh đào, dâu tây, rau bina, cà chua, bông cải xanh, cà tím và ớt xanh.
 
Ngoài ra, nên tránh ăn một số thực phẩm có thể làm tăng gánh nặng cho khớp và gây viêm như thịt chế biến sẵn, carbohydrate tinh chế và đồ chiên rán. Một số nguồn tin cũng cho rằng thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa có thể gây viêm do hàm lượng chất béo bão hòa, nhưng những người khác lại có quan điểm ngược lại.

Dr. Wu Kuo-Pin  _  Khánh Nam
***
 BM
Khớp gối có thể là khớp đầu tiên bị thoái hóa khi bạn già đi. Khớp gối là một khớp quan trọng có thể tồn tại suốt đời nếu được chăm sóc thích hợp.
 
Khớp gối là khớp hoạt dịch của cơ thể. Với mỗi bước đi, khớp gối chịu gấp rưỡi trọng lượng của cơ thể bạn, và khi bạn chạy hoặc nhảy, áp lực phải chịu đựng nhiều hơn nữa.
***
 BM
Hàng triệu người lớn tuổi bị cứng và đau đầu gối do viêm khớp. Viêm khớp gây ra sự cố vỡ lớp đệm của mô bên trong khớp gối (sụn). Nếu không có lớp đệm này, xương có thể cọ xát với xương, dẫn đến đau và sưng khớp. Thật không may, tình trạng thừa cân có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.
 

Cân bằng vi khuẩn đường ruột bảo vệ sức khỏe, đừng bỏ qua 2 chìa khóa này

 Thảo Hương 
Nghiên cứu về “trục khuẩn ruột-não” cho thấy những biến hóa trong hệ vi khuẩn đường ruột có thể cải biến tâm trạng cảm xúc, ngược lại, tâm trạng cảm xúc cũng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột.

Tác giả: Emeran Mayer, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật và nhà thần kinh học.

Về sự tương tác giữa hệ vi khuẩn đường ruột – não, như đã đề cập ở bài trước, vi khuẩn đường ruột bình thường có thể sản sinh ra vật chất kháng lo âu, truyền chúng đến đại não thông qua dây thần kinh phế vị. Nghiên cứu được đề cập trong bài viết này cho biết, việc tiêu thụ men vi sinh có thể cải thiện tình tự u uất, bạn nên lưu ý hơn đến chế độ ăn uống hàng ngày để quá trình đối thoại giữa vi khuẩn đường ruột và não sản sinh ảnh hưởng chính diện. Ngoài ra, cảm xúc chính hướng có thể thúc đẩy sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột, có lợi cho sức khỏe.

Vì vậy, để duy trì sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột, chú ý đến chế độ ăn uống và duy trì tâm trạng tích cực là hai yếu tố then chốt lớn.

Nếu bạn đã từng bị trầm cảm, có lẽ bạn vẫn nhớ cảm giác buồn bã, chán nản và tuyệt vọng. Đây là triệu chứng mà chúng ta thường nhắc đến khi miêu tả bệnh trầm cảm của mình với người thân, bạn bè, đó là một trạng thái rất thống khổ.
Bạn cũng có thể nhớ tới các triệu chứng khác. Bạn có cảm thấy căng thẳng và dễ cáu kỉnh? Bạn có bị khó ngủ hoặc khó tập trung? Những người bị rối loạn lo âu cũng thường gặp những triệu chứng này. Khoảng một nửa số người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm cũng xuất hiện chứng trạng lo âu, nhiều người mắc chứng lo âu trường kỳ cũng có các triệu chứng trầm cảm. Các phương pháp điều trị trầm cảm – đặc biệt là thuốc ức chế tái chế serotonin – cũng thường làm giảm các triệu chứng rối loạn lo âu. Có thể nói, trầm cảm và lo âu là họ hàng gần gũi.

Cải thiện trầm cảm và cân bằng hệ thực vật đường ruột bằng cách dùng men vi sinh

Nếu các tác động khác nhau lên hệ thực vật đường ruột chuột, bao gồm cả men vi sinh, có thể hoãn giải hành vi lo lắng của động vật, liệu chúng cũng có thể làm hoãn giải chứng trầm cảm ở chuột không?
John F. Cryan, bác sĩ tâm thần tại Học viện Đại học Cork, Ireland đã xuất bản một số bài báo ủng hộ giả thuyết này, ông tự đặt ra một thuật ngữ hấp dẫn là “vi khuẩn u sầu” (melancholic microbes) để chỉ đặc tính của vi khuẩn đường ruột có thể cải biến tâm trạng con người.
Trong nghiên cứu, nhóm của ông đã cho chuột thí nghiệm ăn lợi khuẩn Bifidobacterium Infantis, được đặt tên như vậy vì đây là một trong những chủng vi khuẩn đầu tiên được truyền từ mẹ sang con. Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng một chủng Bifidobacterium Infantis cụ thể có thể làm giảm các hành vi giống như trầm cảm và lo lắng gây ra trên chuột, hiệu quả giống như thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng Lexapro.
Những kết quả này có nghĩa là men vi sinh cũng có thể giúp giảm trầm cảm ở người?

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy nó có thể có hiệu quả ở một số người bị trầm cảm. Trong một nghiên cứu mù đôi ngẫu nhiên, các nhà nghiên cứu người Pháp đã yêu cầu 55 đối tượng nam và nữ khỏe mạnh tiêu thụ men vi sinh có chứa Lactobacilli và Bifidobacteria hàng ngày trong một tháng. Những người tham gia trong nhóm dùng men vi sinh cho thấy những cải thiện nhỏ về tâm lý đau khổ và lo lắng so với nhóm dùng sản phẩm đối chiếu. Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu Anh đã cho 124 người khỏe mạnh uống một chủng Lactobacillus khác. Những người bị trầm cảm khi bắt đầu nghiên cứu đã cải thiện đáng kể tâm trạng của họ nhờ điều trị.
Những nghiên cứu này cho chúng ta một khởi đầu tốt, nhưng chúng ta cần những thử nghiệm lâm sàng lớn hơn, được thiết kế cẩn thận hơn để xác nhận xem men vi sinh có thể cải thiện tâm trạng của bạn khi bạn cảm thấy buồn bã, xoa dịu tâm trạng khi bạn lo lắng hay tác động đến sức khỏe tinh thần của bạn hay không.
Đồng thời, bạn có thể chú ý hơn đến chế độ ăn uống của mình để tác động tích cực đến quá trình đối thoại giữa não, ruột và hệ khuẩn. Thực phẩm là một cách dễ dàng, thú vị và tiết kiệm chi phí để điều chỉnh và cải thiện sự tương tác giữa ruột và não của chúng ta.

Căng thẳng làm mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, ảnh hưởng đến tâm trạng

Hầu hết những người bị rối loạn lo âu, trầm cảm, hội chứng ruột kích thích hoặc các rối loạn não và ruột khác đều đặc biệt mẫn cảm với áp lực. Khi chịu áp lực, họ thường phát tác các triệu chứng về đường tiêu hóa. Hiện tại chúng ta đã biết, rằng vi khuẩn đường ruột có ảnh hưởng to lớn đến mức độ phản ứng của mạch áp lực đại não. Chúng ta cũng biết rằng vật chất dẫn truyền thần kinh của hệ thống áp lực, chẳng hạn như hormone áp lực norepinephrine, có thể làm thay đổi đáng kể hành vi của vi khuẩn đường ruột, khiến chúng trở nên hung dữ và nguy hiểm hơn.
Một trong những manh mối sớm nhất cho thấy vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta đến từ cái gọi là thực nghiệm không mầm bệnh trên chuột, hầu hết các nghiên cứu được công bố về vi khuẩn đường ruột và não đều dựa vào phương pháp thử nghiệm này. Không giống như động vật được nuôi trong điều kiện bình thường, tiếp xúc với nhiều loại vi sinh vật từ thức ăn, không khí, người chăm sóc và phân của chính chúng, chuột vô trùng được sinh ra và lớn lên trong môi trường não hoàn toàn vô trùng – hoàn toàn không có bất kỳ vi sinh vật nào.

Cảm xúc chính hướng thúc đẩy sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột và có lợi cho sức khỏe

Chúng ta đã có nhiều lý giải về những ảnh hưởng bất lợi khác nhau của căng thẳng mãn tính đối với sự tương tác giữa ruột-não-hệ vi khuẩn, nhưng liệu những cảm xúc khác ngoài căng thẳng, đặc biệt là những cảm xúc chính diện, có ảnh hưởng đến vi khuẩn trong ruột không? Cũng chính là nói, liệu cảm giác vui vẻ hay hạnh phúc có thể dẫn phát những phản ứng đường ruột khác nhau và có lợi không?
Chúng ta đã thấy các thông điệp hóa học khác nhau kích phát cảm xúc và hệ thống thao tác cơ bản trong não – endorphin sản sinh khi chúng ta cảm thấy vui vẻ, oxytocin sản sinh khi chúng ta ở gần vợ/chồng hoặc con cái, dopamine được sản sinh khi bạn thèm ăn thứ gì đó. Những công tắc hóa học này cũng gây ra những phản ứng khác nhau trong ruột khi chúng bật các hệ thao tác riêng lẻ trong não, tạo ra các kiểu co bóp, bài tiết và lưu lượng máu độc đáo của riêng chúng.
Tôi tin rằng một số phản ứng đường ruột nhất định liên quan đến cảm xúc tích cực, cũng liên quan đến các thông điệp hóa học khác nhau mà não tiết ra cho vi khuẩn đường ruột. Chúng ta đã biết rằng serotonin, dopamine và endorphin được bơm vào ruột, vì vậy chúng rất có khả năng là những thông điệp chính diện mà ruột gửi đến vi khuẩn. Thông điệp liên quan đến cảm xúc này được truyền từ đại não đến vi khuẩn đường ruột có thể thay đổi hành vi của vi khuẩn để có lợi cho sức khỏe, bảo vệ chúng ta khỏi nhiễm trùng đường ruột.
Sự thực chứng minh, những thông điệp liên quan đến tình yêu hay hạnh phúc sẽ làm tăng tính đa dạng của vi khuẩn đường ruột, cải thiện sức khỏe đường ruột và bảo vệ chúng ta khỏi nhiễm trùng đường ruột và các bệnh khác.

Hệ vi khuẩn đường ruột có ảnh hưởng to lớn đến cảm xúc tình tự, các yếu tố làm thay đổi hoạt động tân trần đại tạ của hệ vi khuẩn đường ruột, chẳng hạn như mầm bệnh, kháng sinh, chế độ ăn uống và áp lực, đều có thể điều tiết các phản ứng tình tự cảm xúc. 
 
Hương Thảo biên dịch
(Nhận từ MY LOAN)

Wednesday, March 23, 2022

Quy trình ấp trứng bồ câu và ghép với bố mẹ

 

Hiện nay chim bồ câu được nuôi rất nhiều và đa dạng về chủng loại. Bồ câu ta, bồ câu pháp, bồ câu mỹ, nhật… Tuy nhiên ấp trứng bồ câu rất khác so với các loại trứng gia cầm khác. Trứng gà,vịt,ngan… nở con ra có thể chăm sóc,nuôi dưỡng riêng được mà không cần gà mẹ chăm sóc. Riêng loài chim bắt buộc chim mẹ mớn mồi mới sống được. Một đặc điểm nữa chim mẹ sẽ không nuôi chim con nếu không phải nó ấp nở ra vậy làm thế nào để ấp chim con từ máy ấp rồi đưa chim mẹ nuôi dưỡng. Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài viết để rõ hơn quy trình ấp trứng bồ câu và nghép với bố mẹ chúng.

I. Đặc tính ấp trứng và nuôi con của chim bồ câu

 Bồ câu mẹ cho con ăn

  • Số lượng trứng ấp chỉ  2,3 quả rất ít so với các loại trứng khác. Nên ấp 2 quả là tốt nhất
  • Chim bồ câu thường rất tinh khi nuôn chim non, nên quá trình nghép chim non vào ổ ấp mới gặp khó khăn
  • Chim bố mẹ không nuôi chim non nếu không phải nó ấp ra. Đây chính là đặc điểm khó khăn nhất khi áp dụng ấp trứng chim bằng máy ấp trứng
  • Chim non cần bố mẹ mớn mồi mới có thể ăn và sống được
  • Tỉ lệ ấp nở tự nhiên của chim bồ câu là rất thấp nên áp dụng máy ấp trứng để tỉ lệ nở chim con cao hơn

II. Quy trình ấp trứng bồ câu

1. Chọn trứng để ấp

a, Chọn trứng:
– Bà con chọn những quả trứng có trống khỏe mạnh, đồng đều về kích thước, màu trứng sáng được bảo quản tốt
– Loại bỏ những quả trứng bị nứt vỏ, dị dạng, trứng con so (trứng đẻ lứa đầu) trứng để lâu bên ngoài quá 5 ngày.
– Nếu trứng dính bẩn dùng khăn mềm lau sạch, không được rửa bằng nước và nên khử trùng trứng trước khi cho vào máy ấp

b, Chọn trứng giả
Trứng giả có nhiều loại trứng vỏ nhựa, trứng nước… Ta có thể mua ở trên thị trường bán rất nhiều giá dao động từ 3000đ->5000đ một quả.
Mục đích của việc chọn trứng giả: Là mẹo khi ấp trứng bằng máy
+ Đánh lừa chim bố mẹ, cho chúng có cảm giác mình ấp thật. Vì chỉ khi chim ấp trứng được 10 -12 ngày, thì khi chim mẹ nhìn thấy chim con mới nở, chim mẹ mới bị kích thích tiết sữa diều, chim mẹ theo bản năng sẽ ra sữa nuôi con
+ Khi chim bố mẹ ấp trứng giả, chim non sau khi nở từ máy đưa lại cho chim bố mẹ chăm sóc, chim bố mẹ sẽ dễ dàng đón nhận thành viên mới này.

Trứng chim bồ câu giả cao cấp
Trứng chim bồ câu giả

2. Quy trình ấp trứng

  • Trứng bồ câu thường được ấp đa kỳ. Tức có trứng cho vào máy để ấp
  • Trứng bồ thường ấp ở nhiệt độ 37.3 đến 37.6. Ấp Đa Kỳ thường chọn nhiệt độ 37.3-37.4 là hợp lý.Thời gian nở chuẩn nhất ngày  17 đến ngày 18
  • Độ ẩm phù hợp ấp đa kỳ từ 40 đến 60%. Chọn tầm 60%
  • Đồng thời khi cho trứng vào máy ấp trứng  ta cũng cho chim mẹ ấp trứng giả
  • Dùng bút  đánh dấu ngày cho trứng vào ấp trên mỗi quả trứng. Và ghi chép ngày cặp chim bố mẹ bắt đầu ấp trứng giả.
  • Thời điểm 7-10 ngày soi  trứng để kiểm tra phát triển của phôi. Đây là thời điểm lý tưởng để soi trứng tầm này trứng phát triển rõ và dễ quan sát
  • Trứng có phôi lúc này khi soi sẽ thấy phôi phát triển thành một vết đậm ở trung tâm giống như con nhện nằm giữa lưới nhện, tỏa ra xung quanh là các tia máu giống như màng nhện. Nếu không có phôi cần loại bỏ

*Mục đích soi trứng:
– Loại bỏ trứng không có trống ra khỏi máy ấp
– Đánh giá sự phát triển của phôi trứng, chim con.
– Loại bỏ những phôi yếu, loãng
=> Bồ câu nở chuẩn nhất ngày 17,18 ngày. Nếu chim nở sớm thừa nhiệt ta giảm 0.1 độ. Nếu chim nở muộn ta tăng nhiệt 0.1 độ.

3. Ghép bồ câu với bố mẹ

Bồ câu non sau khi ghép với bố mẹ

Khi chim non nở ra khô lông tầm 4 tiếng ta bốc cả vỏ trứng và chim non vào ổ cho bố mẹ chăm sóc. Bỏ trứng giả ra( chim mẹ ấp trứng giả >12 ngày). Việc cho cả vỏ trứng vào cùng chim non, khi chim non nằm trên nửa vỏ trứng là  để đánh lừa cảm giác chim bố mẹ giúp chim bố mẹ dễ dàng chấp nhận chim non. Khi nhìn thấy chim non và cả vỏ trứng chim bố mẹ sẽ gắp vỏ trứng bỏ ra ngoài.

Thursday, January 6, 2022

Khi kết quả thử nghiệm Covid cho thấy dương tính, cần phải làm gì?

Kết quả dương tính từ xét nghiệm nhanh CIVID19

  Biến thể Omicron đã gia tăng dữ dội các trường hợp Covid-19 trên khắp Thế giới
Dưới đây là những điều cần biết nếu bị nhiễm bệnh.
Trong khi biến thể Omicron tiếp tục lan rộng khắp Thế giới, sẽ có nhiều người nữa, bao gồm cả những người đã được tiêm phòng, sẽ có kết quả dương tính với coronavirus.

Vì vậy, quý vị cần biết mình nên làm gì nếu mình là một trong số người nhiễm bệnh? Sau đây là một số bước quý vị nên thực hiện sau khi xét nghiệm dương tính hoặc nếu quý vị phát hiện ra mình đã tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh, theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, tổng hợp theo bài của The New York Times.
 
Tôi mới thử nghiệm dương tính. Tôi cần phải làm gì?
Nếu quý vị đang ở nơi công cộng hoặc đang ở giữa nhiều người xung quanh khi nhận được tin xấu, hãy đeo khẩu trang vào ngay lập tức. Sau đó, cô lập bản thân càng nhanh càng tốt, ngay cả khi quý vị không có triệu chứng gì. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo nên cách ly trong 10 ngày sau khi quý vị có kết quả dương tính.

Cách ly có nghĩa là gì?
Nếu quý vị đang sống với cùng phòng hoặc cùng nhà với gia đình, hãy cố gắng tách mình khỏi những người khác (và thú vật) càng nhiều càng tốt. Tiến sĩ Peter Chin-Hong, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California, San Francisco, cho biết: “Quý vị nên tách mình ra khỏi hẳn xã hội. "Hãy tự nhốt mình trong một cái kén."
Cô lập trong nhà khi đang sống với người khác có thể khó khăn, nhưng hãy cố gắng tự cách ly ở mức tối đa. Điều đó có nghĩa là ở yên trong phòng của mình, cách xa các thành viên khác trong gia đình, ngay cả khi dùng bữa. Nếu có thể, ai đó nên giao đồ ăn đến tận cửa phòng ngủ của quý vị. Nếu nhà có nhiều phòng tắm, hãy chỉ định một phòng tắm dành riêng cho người bị nhiễm bệnh. Nếu người bị nhiễm bệnh là trẻ em hoặc người lớn tuổi cần được hỗ trợ, cả người chăm sóc và người bị nhiễm bệnh nên đeo khẩu trang khi người chăm sóc vào phòng và mở cửa sổ nếu có thể.
Nếu quý vị phải đi vào các khu vực chung hoặc sử dụng chung phòng tắm khi đang nhiễm bệnh, hãy luôn đeo khẩu trang chất lượng cao khi ra khỏi phòng. Nếu người khác ở trong nhà, họ cũng nên đeo khẩu trang chất lượng cao khi vào cùng phòng. Sau khi sử dụng phòng tắm chung, hãy khử trùng bệ ngồi và tay cầm của bồn cầu, cũng như tay cầm của vòi nước, bình đựng xà phòng, quầy và công tắc đèn. Đậy nắp trước khi xả và bật quạt thông gió. Mở cửa sổ để thông gió trong các khu vực chung.
Những người sống trong cùng nhà với quý vị nên đề phòng, nhưng họ cũng không cần phải lo lắng quá mức về việc bị nhiễm bệnh, đặc biệt là nếu họ đã được tiêm phòng đầy đủ. Tiến sĩ Paul Sax, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Brigham and Women và là giáo sư tại Trường Y Khoa Harvard cho biết: “Tỷ lệ các gia đình mắc bệnh Covid từ một người nào đó không phải là 100%, ngay cả khi có nhiều biến thể lây truyền hơn.”
Tara Kirk Sell, một học giả dày dặn chuyên môn tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins cho biết: “Điều quan trọng nhất là giúp mọi người không hít thở cùng bầu không khí chứa đầy vi trùng”. Nếu có máy lọc không khí HEPA, quý vị hãy đặt nó trong hoặc ngoài phòng ngủ của mình.
Nếu kết quả thử nghiệm dương tính và quý vị cảm thấy khỏe, quý vị có thể đi dạo ngoài trời và hít thở không khí trong lành. Nếu quý vị đang ở trong thành phố nơi quý vị có thể sẽ đi ngang những người khác, hãy đeo khẩu trang và giữ khoảng cách.
 
Tôi có nên thử nghiệm lần thứ hai để xác nhận kết quả?
  Nếu quý vị có kết quả dương tính sau khi thực hiện xét nghiệm nhanh tại nhà, quý vị có thể muốn thực hiện xét nghiệm tại nhà lần thứ hai bằng một nhãn hiệu khác hoặc đến trung tâm xét nghiệm để xác nhận kết quả. Kết quả dương tính thường không sai sót với loại thử nghiệm tại nhà, nhưng chúng có thể xảy ra. Mặc dù vậy, bạn nên cho rằng kết quả dương tính là chính xác, đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc gần với người khác cho đến khi bạn được kiểm tra lại. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính của bạn đến từ phòng thí nghiệm, thì không cần thiết phải làm xét nghiệm thứ hai.

Tôi có cách nào biết mình bị nhiễm Omicron hay không?
Không. Trong đa số trường hợp, quý vị sẽ không biết quý vị bị nhiễm loại biến thể nào, phòng thử nghiệm thường sẽ không nói cho quý vị biết. Trong trường hợp nào đi nữa thì việc cách ly, kiểm soát và chữa trị không thay đổi.
Tôi nên nói cho ai biết mình bị dương tính?
Hãy nghĩ về nơi quý vị đã đến và ai có thể đã hít phải vi trùng của quý vị. Liên lạc với sở làm và cho họ biết. Hầu hết các nơi làm việc đều có sẵn các điều lệ để theo dõi dò tìm nguồn gốc khi một nhân viên có kết quả dương tính. Quý vị cũng muốn cảnh báo cho bất kỳ ai quý vị đã gặp để báo cho họ nguy cơ lây nhiễm, hãy quay lại ít nhất hai ngày trước khi quý vị đi xét nghiệm hoặc bắt đầu có các triệu chứng, Tiến sĩ Sax nói. CDC định nghĩa một người có nguy cơ lây nhiễm là một người ở cách quý vị chưa đầy sáu feet trong suốt 15 phút hoặc hơn.
Tiến sĩ Ashish K. Jha, Trưởng Khoa Y Tế Công Cộng thuộc Đại học Brown cho biết quý vị có thể cảm thấy choáng ngợp hoặc thậm chí là xấu hổ khi nói với mọi người về kết quả xét nghiệm dương tính của mình. “Nhiều người nghĩ rằng đây là một thất bại xấu hổ khi bị nhiễm bệnh,” nhưng Tiến sĩ Jha khẳng định rằng “Đây là một biến thể cực kỳ dễ lây lan. Rất nhiều người sẽ bị lây nhiễm. Vì vậy đây không phải là một sự thất bại về mặt đạo đức”.
Cũng đừng quên báo cho bác sĩ của quý vị biết, nhất là nếu quý vị có một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc tiểu đường, khiến quý vị có nguy cơ bệnh nặng hơn.

Tôi có chọn lựa nào để chữa trị?
Theo dõi các triệu chứng của quý vị. Quý vị có thể sử dụng máy đo Ô-xy để theo dõi độ ô-xy trong máu. Hầu hết những người khỏe mạnh sẽ nhận được chỉ số ô-xy trong khoảng 95 đến 99 phần trăm. Quý vị nên tìm giúp đỡ từ bác sĩ nếu kết quả đọc giảm nhanh chóng hoặc mức độ giảm xuống 93 phần trăm hoặc thấp hơn. Các thiết bị có thể kém chính xác hơn đối với những người có làn da sẫm màu, vì vậy hãy chú ý đến các chỉ số cụ thể. Nếu chỉ số của quý vị giảm 4 điểm, quý vị nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Quý vị cũng nên đi khám nếu diễn biến nặng hơn, khó thở hoặc có bất kỳ triệu chứng nào khiến quý vị lo lắng.
  Hãy tham khảo với bác sĩ xem quý vị có đủ điều kiện nhận liều kháng thể đơn dòng hay không, đây là một phương pháp điều trị có thể giúp cơ thể quý vị chống lại Covid-19 và giảm nguy cơ bệnh nặng, đặc biệt đối với những người thuộc nhóm có bệnh có nguy cơ bệnh nặng. Để liệu pháp kháng thể đơn dòng có hiệu quả nhất, nó cần được thực hiện ngay sau khi chẩn đoán, ngay cả khi quý vị chưa cảm thấy bệnh nặng. Nếu quý vị không có bác sĩ thường trực, quý vị cũng có thể liên lạc bệnh viện địa phương và hỏi về cách chữa trị, Tiến sĩ Celine Gounder, nhà dịch tễ học tại trường y tế N.Y.U. cho biết.
Một số người lo ngại rằng liệu pháp kháng thể đơn dòng sẽ không hoạt động hiệu quả chống lại biến thể Omicron, nhưng nhiều nghiên cứu hơn đang được tiến hành, theo lời của Tiến sĩ Jennifer Lighter, nhà dịch tễ học bệnh viện và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhi khoa tại N.Y.U. Langone.
Thứ Tư tuần rồi, Cơ Quan Kiểm Soát Thực phẩm và Dược phẩm đã cho phép sử dụng viên thuốc viên đầu tiên để chữa trị Covid-19 do hãng dược phẩm Pfizer chế biến được gọi là Paxlovid, thuốc được phép dùng cho bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên, những người dễ bị bệnh nặng do lớn tuổi hoặc mắc các bệnh lý như bệnh tim hoặc tiểu đường. Việc điều trị được thực hiện dưới dạng 30 viên thuốc trong năm ngày.
  Vào thứ Năm, F.D.A. cũng cho phép một loại thuốc viên do Merck chế biến được gọi là molnupiravir, dành cho những người từ 18 tuổi trở lên, những người dễ bị bệnh nặng do Covid-19, theo thông cáo từ chính quyền. Điều trị được thực hiện dưới dạng 40 viên thuốc trong năm ngày.
 
Khi nào tôi có thể ngưng cách ly?
  Trước đây, C.D.C. khuyến cáo thời gian cách ly 10 ngày đối với những người có kết quả xét nghiệm dương tính, bất kể tình trạng tiêm chủng của họ. Gần đây, CDC giảm thời hạn cách ly xuống 5 ngày, đối với các ca nhiễm không có triệu ..chứng. Để tính toán thời hạn cách ly, C.D.C. khuyên rằng quý vị nên coi ngày số 0 là ngày đầu tiên khi có triệu chứng xuất hiện. Nếu quý vị không có triệu chứng, C.D.C. đếm ngày số 0 là ngày xét nghiệm dương tính của quý vị.
Trong khi các trường học và hãng xưởng thường muốn quý vị cách ly trong 10 ngày trước khi quay trở lại, một số người đã được tiêm phòng có thể tự do di chuyển xung quanh nhà của họ sớm hơn nếu họ không sống chung với những người có nguy cơ bệnh lý cao. Tiến sĩ Jha nói: Nếu quý vị đã được tiêm phòng đầy đủ và không có các triệu chứng, quý vị có thể tự kiểm tra bắt đầu từ ngày thứ năm của bệnh, và ngừng cách ly nếu quý vị có hai lần xét nghiệm kháng nguyên âm tính cách nhau vài ngày.
Sau thời gian cách ly, quý vị nên thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh để xác nhận rằng mình không còn nhiễm bệnh. Tiến sĩ Jha khuyên nên xét nghiệm kháng nguyên thay vì xét nghiệm PCR trong trường hợp này, vì PCR của quý vị có thể vẫn dương tính trong vài ngày hoặc thậm chí vài tháng sau khi quý vị đã bình phục và không còn lây bệnh.
Nếu các triệu chứng của quý vị vẫn tiếp tục, quý vị nên hỏi ý kiến bác sĩ và cách ly với những người khác. Quý vị cũng có thể muốn thực hiện thêm thử nghiệm, Tiến sĩ Sell nói.
Những người bị yếu hệ miễn dịch hoặc có các bệnh lý tiềm ẩn khác có thể dễ bị nhiễm trùng kéo dài hơn. Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể khuyên quý vị nên kéo dài thời gian cách ly lên 10 ngày hay hơn nữa.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi tiếp xúc với một người có kết quả xét nghiệm dương tính?
C.D.C. đã nói rằng những người đã được tiêm chủng đầy đủ không cần phải cách ly sau khi tiếp xúc với người đã nhiễm Covid-19 trừ khi họ có các triệu chứng. Tuy nhiên, những người được tiêm chủng đầy đủ nên đi xét nghiệm từ 5 đến 7 ngày sau khi tiếp xúc, ngay cả khi họ không có triệu chứng và đeo khẩu trang ở nơi công cộng trong 14 ngày sau khi tiếp xúc hoặc cho đến khi kết quả xét nghiệm của họ là âm tính. Hướng dẫn này có thể thay đổi khi chúng ta có thêm thông tin về Omicron.

Tôi đã bị Covid, tôi có nguy cơ bị nhiễm trở lại không?
Có. Mức độ bảo vệ bạn nhận được từ một lần nhiễm trùng trước đó rất khác nhau. Bạn sẽ được bảo vệ nhiều hơn nếu bạn cũng đã được tiêm phòng. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy chỉ kháng thể từ một lần nhiễm trùng Covid trong quá khứ không phải là một biện pháp bảo vệ mạnh mẽ chống lại Omicron.
Tiến sĩ David Rubin, giám đốc PolicyLab tại Bệnh viện Nhi Đồng Philadelphia và là giáo sư nhi khoa tại Đại Học Y Khoa University of Pennsylvania’s Perelman School of Medicine cho biết: “Thật không may, việc tái nhiễm sau khi một người đã từng mắc Covid trước đó, có thể xảy ra và việc bảo vệ từ các lần nhiễm bệnh trước đó rất khác nhau và không thể đoán trước được. Vì vậy, một số người dường như được bảo vệ rất tốt và không bị lại Covid, nhưng những người khác có thể bị lại và thậm chí mắc bệnh khá nặng một lần nữa.”

Thursday, December 2, 2021

Chứng tiểu đêm ở người già

Trong chương trình hôm nay, bác sĩ Hiền giải đáp thắc mắc của thính giả Phạm Hạnh, hiện cư ngụ tại bang Maryland, Hoa Kỳ, về chứng đi tiểu đêm ở người già.

Người lớn tuổi thường bị mất ngủ, lý do thường gặp nhất là phải đi tiểu nhiều ban đêm. Ngoài việc gây rối loạn giấc ngủ, bệnh nhân sáng sớm mệt mỏi, không nghỉ ngơi đầy đủ, nguy cơ té và có thể gẫy xương có thể là những chuyện nguy hiểm đi kèm theo chứng tiểu đêm.
Bệnh nhân đàn ông có thể có những triệu chứng kèm theo làm cho bác sĩ nghĩ đến những nguyên nhân ở đường tiểu phía dưới (lower urinary tract): như ban ngày đi tiểu liên miên (urinary frequency, (trên 8 lần/ngày)), dòng nước tiểu yếu, cần đi tiểu ngay (urgency), hay són tiểu (urinary incontinence).

 

Nguyên nhân chúng ta thường nghe đến là tuyến tiền liệt phì đại lành tính (benign prostate hypertrophy) (không phải ung thư) làm đường thoát ra của nước tiểu bị nhỏ lại và tiểu không thông, chia làm nhiều lần, do đó bác sĩ của vị thính giả đặt câu hỏi khuyên bệnh nhân đi mổ cắt tuyến tiền liệt. Phụ nữ có thể đi tiểu nhiều lần hơn lúc lớn tuổi, hoặc do kết quả sinh đẻ, hoặc do thói quen phụ nữ hay đi tiểu.

Vài ý niệm về cơ thể học:

Chúng ta có hai trái thận (kidney, Fr: rein) hai bên, phía sau và phía trên bụng. Hai thận lọc máu và bài tiết nước tiểu, đi xuống hai ống niệu quản (ureter), vào bọng đái (bladder) nằm giữa, phía dưới bụng. Bọng đái người lớn có nước tiểu chừng 300ml thì mắc tiểu, nếu bộ óc cho phép “mở cửa” thì nước tiểu thoát ra niệu đạo (tiểu tiện), nếu nín thêm bọng đái có thể chứa đến 600ml là tối đa.

Tuyến tiền liệt (prostate) là một tuyến ngoại tiết của bộ phận sinh dục nam, tuy nhiên gần đây người ta cũng đặt tên lại cho một số tuyến tương tự ở phái nữ là tuyến tiền liệt nữ (female prostate).

 

Ở phái nam, tuyến nằm dưới và nằm ngay trước ngõ nước tiểu đi ra của bàng quang (bọng đái, bladder), từ đó được đặt tên khoa học là prostate, có nghĩa là “đứng [pro] trước [stat], giữ cửa”, từ tiếng Việt tiền liệt cũng theo nghĩa đó. Trước đây, chúng ta còn gọi là “nhiếp hộ tuyến”. Tuyến tiết vào tinh dịch một số thành phần giúp nuôi dưỡng các tinh trùng.

Tuyến tiền liệt bao quanh, ôm lấy niệu đạo (urethra) là ống dẫn nước tiểu thoát ra từ bọng đái, nếu tuyến lớn quá (phì đại, hypertrophy), hoặc có ung bướu, tuyến có thể bóp nghẽn đường đi ra của nước tiểu và làm khó tiểu hoặc bí tiểu.

Tuy nhiên, chứng đi tiểu đêm không phải luôn luôn do tuyến tiền liệt, và tôi xin nêu sau đây những tin tức để chúng ta cùng học hỏi. Xin nhắc lại, tôi không có mục đích định bệnh và chữa bệnh trong chương trình y học này, và quý vị cần theo dõi mọi hướng dẫn của bác sĩ quý vị.
 

 

Sau đây là những lý do khác nhau có thể gây chứng tiểu đêm:
1) Do nước tiểu nhiều lúc ban đêm (nocturnal polyuria):
●    -suy tim
●    -rối loạn chất nội tiết ADH (antidiuretic hormone, hay arginin vasopressin được hypothalamus của não bộ tiết ra) là chất đáng lẽ làm thận giữ lại nước nhiều hơn, làm nước tiểu cô đọng hơn, và thể tích nước tiểu giảm đi lúc ban đêm. Ngược lại ở một số người già có rất ít chất vasopressin này tiết ra ban đêm, nên lượng nước tiểu ban đêm quá nhiều.
●    -nước ứ phần dưới cơ thể (hạ chi), do các tĩnh mạch không hoạt động bình thường, do suy tim, do thiếu protein trong máu, do ăn mặn quá.
●    -uống thuốc lợi tiểu (diuretic) trước khi đi ngủ (ví dụ thuốc loại thiazide trị bệnh cao máu)
●    -ngưng thở (apnea) trong giấc ngủ vì bị đường hô hấp tắc nghẹt (obstructive sleep apnea), thiếu oxy trong máu gây ra áp suất trong động mạch phổi tăng, làm áp suất trong tâm nhĩ phải tăng và gây tác dụng tạo ra nước tiểu nhiều hơn.

 

Nếu bệnh nhân ngáy to, thỉnh thoảng yên lặng không nghe tiếng thở, nhất là người mập, nên coi chừng có sleep apnea hay không, bằng cách đo polysomnogram (đo tim, nhịp thở, oxy trong hơi thở, não điện đồ cùng một lúc trong khi bệnh nhân ngủ). Nếu cần, dùng CPAP cho apnea (máy tạo nên áp suất dương thường trực trong đường hô hấp trong lúc ngủ.)

2) Bệnh nhân nói chung tạo ra quá nhiều nước tiểu:
- do bệnh tiểu đường (đái tháo đường, diabetes)
- đái tháo nhạt (diabetes insipidus, do tổn thương não bộ, hoặc do thận bị hư /nephrogenic diabetes insipidus)
- uống nước quá nhiều (polydipsia)

 

3) Do thể tích (dung tích, capacity) bọng đái quá nhỏ về đêm:
- hệ thần kinh bọng đái bất thường (neurogenic bladder) không kiểm soát được
- viêm bọng đái (bàng quang)(cystitis)
- ung thư bọng đái, tiền liệt, niệu đạo (cancer of the bladder, prostate, urethra)
- thói quen đi tiểu lúc bọng đái chưa đầy  (~300-600ml)
- “overactive bladder” (OAB) (bọng đái “quá hoạt động”)
- lo âu (anxiety)
- rượu, cafe
- thuốc men:
●    caffeine, theophylline trị thông cuống phổi, thuốc lợi tiểu,
●    thuốc beta blockers (dùng trị bệnh cao huyết áp, làm cơ detrusor bọng đái co lại tăng risk són tiểu), thuốc alpha blocker ( giản nở các sợi cơ cỗ bọng đái), thuốc lợi tiểu (dùng trị bệnh cao huyết áp).
-sạn trong bọng đái

 

Nói chung, nếu cần nên đến bác sĩ gia đình để tìm xem chính xác nguyên nhân ở đâu, ngoài khả năng do tuyến tiền liệt gây ra. Nếu bác sĩ cho phép, có thể thử những biện pháp thông thường như:

●    Tránh uống nước quá nhiều, nhất là tối, 6h trước khi đi ngủ, ăn trái cây khô trước khi đi ngủ để giảm bớt nước tiểu ban đêm.
●    Tránh cà phê, trà, rượu, bia (la ve) và những thuốc lợi tiểu nếu có thể được.
●    Kê chân lên cao (lúc ngồi, nằm) ban ngày để tránh nước tụ xuống hai chân, mang vớ bó chặt để giảm bởt phù hai chân.
●    Cẩn thận thắp đèn sáng, nếu cần đi khám mắt xem thị lực có tốt không, có bị cườm mắt hay không, để tránh té, tai nạn lúc đi tiểu đêm.
Chúc bệnh nhân may mắn.

BS-HVH