Thursday, September 9, 2021

Các Phương Pháp để sống lâu

16 LỜI KHUYÊN VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
1. Giữa sữa và sữa đậu nành, hãy nên chọn đậu nành.
2. Nếu cảm thấy rằng bạn vẫn có thể ăn thêm một nửa bát cơm nữa thì tốt nhất hãy rời khỏi bàn ăn. Chỉ ăn no khoảng 70 – 80% là tốt nhất.
3. Ngay cả khi cơ thể bạn không cảm thấy đói khát, tốt nhất vẫn duy trì uống tối thiểu 4 ly nước mỗi ngày.
4. Nên bổ sung sữa chua nhiều hơn.
5. Tránh xa thuốc lá và rượu.
6. Thêm thành phần ngũ cốc và rau vào chế độ ăn bình thường hàng ngày.
7. Uống trà xanh tốt hơn hồng trà.
8. Coi trọng bữa sáng sẽ tốt hơn là bữa tối
9. Kiểm soát lượng muối
10. Nên đánh răng sau khi thức dậy, sau đó uống nước.
11. Không ăn (uống) nước canh lẩu khi đã được nấu đi nấu lại quá lâu.
12. Ăn mỗi ngày 2 quả táo vào buổi sáng và buổi tối sẽ giải quyết và cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón.
13. Ăn trái cây trước bữa ăn tốt hơn sau bữa ăn.
14. Ăn cá ít nhất một lần một tuần.
15. Tránh xa đồ uống có ga.
16. Bạn có thể uống một ly rượu vang đỏ trước khi đi ngủ.
 
11 LỜI KHUYÊN VỀ VẬN ĐỘNG
1. Tận hưởng ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 8-9h sáng;
2. Nên chạy bộ chậm và đi bộ nhanh
3. Thói quen ngâm chân nước ấm có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa chứng bệnh giãn tĩnh mạch.
4. Khi tinh thần mệt mỏi, không cần thiết phải tập thể dục để xoa dịu nó, cách tốt nhất là nghỉ ngơi, điều này quan trọng hơn.
5. Hạn chế tập thể thao ngoài trời vào mùa đông khi thời tiết quá lạnh giá.
6, Di chuyển khoảng cách dưới 10 tầng, không nên đi thang máy.
7. Nên thường xuyên đứng xem TV.
8. Tập thể dục trong nửa giờ mỗi ngày thay vì 3 giờ vào cuối tuần.
9. Nên thường xuyên đi dạo
10. Nằm ngủ trên một chiếc giường có đệm cứng vừa sẽ thuận lợi hơn cho sức khỏe cột sống.
11. Nghỉ ngơi ít nhất nửa giờ sau khi tập thể dục rồi sau đó mới có thể đi tắm.
 
5 LỜI KHUYÊN VỀ SINH LÝ HỌC
1. Không nên ngồi vắt chéo chân (chân chữ ngũ), để tránh không làm đè nén các dây thần kinh.
2. Quần áo của năm ngoái nên được lấy ra phơi nắng trước khi tiếp xúc và mặc lại.
3. Không nên suốt ngày ăn lại thức ăn thừa.
4. Không nên gội đầu quá nhiều, 2-3 ngày gội 1 lần là được.
5. Buổi trưa nhất định phải nằm xuống nghỉ ngơi, nhưng không nên quá 40 phút.
 
5 LỜI KHUYÊN VỀ MỐI QUAN HỆ VỚI BẠN ĐỜI
1. Đừng dành quá nhiều thời gian chăm sóc con cái hay các mối quan hệ bên ngoài khác mà bỏ qua việc quan tâm tới chồng/vợ của bạn.
2. Những cảm xúc dành cho người yêu, cũng cần phải đầu tư bằng cả trái tim chân thành và dụng công.
3. Nếu như có xung đột xảy ra, mỗi người nên tự lùi lại 1 bước.
4. Thỉnh thoảng nên tạo ra một chút ngạc nhiên.
5. Đừng quên ngày sinh nhật của người ấy.
 
5 LỜI KHUYÊN VỀ HẠNH PHÚC
1. Trân trọng mọi thứ bạn đang có trong hiện tại, ngay bây giờ.
2. Con người ta sống vốn chỉ là những trạng thái cảm xúc, tâm trạng. Hãy nắm lấy hôm nay, xây dựng cho ngày mai và lưu giữ mãi mãi ở những ngày sau.
3. Chỉ cần bạn biết cảm nhận mọi thứ bằng trái tim, thì hạnh phúc sẽ luôn luôn hiện hữu ở bên cạnh bạn.
4. Biết đủ là đủ, tự hài lòng chính là hạnh phúc.
5. Chỉ cần có những người thân đồng hành với mình, có bạn bè quan tâm thân thiết, có một cơ thể khỏe mạnh, chỉ như vậy thôi, bạn đã là người hạnh phúc nhất thế giới.
 
KỸ THUẬT THỞ GIÚP NGỦ NHANH & SÂU 4-7-8
Phương pháp "hơi thở thư giãn", bao gồm thở vào trong 4 giây, giữ hơi trong 7 giây và thở ra trong 8 giây.
Kỹ thuật thở này đòi hỏi một người phải tập trung vào việc điều hòa hơi thở, thay vì suy nghĩ và lo lắng khi bạn nằm xuống ngủ vào ban đêm.
Cách thở này có nguồn gốc từ một bài tập thở của Ấn Độ tên pranayama (điều hòa hơi thở), hiện vẫn được áp dụng trong yoga, thiền..
 
Các bước thực hiện:
Bước 1: Thở ra, hoặc thổi hơi ra hoàn toàn bằng miệng. Lưu ý thở mạnh, tạo thành tiếng. Đầu lưỡi đặt đằng sau răng hàm trên.
Bước 2: Đóng miệng, hít nhẹ nhàng bằng mũi, đếm thầm trong đầu đến 4.
Bước 3: Nín thở, đếm đến 7.
Bước 4: Lại thở mạnh ra thành tiếng, đếm đến 8.
Bước 5: Đóng miệng vào và hít nhẹ nhàng, lặp lại toàn bộ quá trình thêm ba lần nữa.
Nếu kỹ thuật này chưa đủ giúp bạn ngủ nhanh thì nên được kết hợp với các vật dụng hỗ trợ như mặt nạ ngủ, nút tai, nhạc thư giãn, tinh dầu khuếch tán hoa oải hương hoặc tránh uống nước có caffeine trước khi ngủ.
 
QUY TẮC 3 PHÚT SỐNG KHỎE SUỐT ĐỜI
Chải răng trong 3 phút
Phương pháp đánh răng “3-3-3”, tức là mỗi ngày nên đánh răng 3 lần, sau bữa ăn 3 phút, mỗi lần đánh 3 phút. Nguyên tắc cơ bản khi đánh răng là chải sạch mọi mặt, từ bên trong lẫn bên ngoài của hàm răng.
Nằm trên giường 3 phút sau khi tỉnh dậy
25% trường hợp đột quỵ và đột tử xảy ra vào buổi sáng từ 7h đến 8h. Người già bị huyết áp cao hoặc mắc bệnh tim, mỗi khi thức giấc không nên ngồi dậy ngay mà trước tiên hãy nhắm mắt dưỡng tâm 3 phút rồi từ từ vận động từ tứ chi đến phần đầu, cổ.
 
Đun nước thêm 3 phút sau khi sôi
Khi đun nước cần làm theo các bước: Trước tiên, để nước trong ấm một lúc rồi mới bắt đầu đun sôi; khi nước sôi mở nắp ấm; cuối cùng đợi nước sôi tầm ba phút và để lửa nhỏ. Cách đun này giúp các chất có hại trong nước bay hơi.
 
Ăn đồ nóng và uống lạnh cách nhau 3 phút
Sau khi ăn đồ nóng huyết quản sẽ giãn ra. Nếu uống nước lạnh ngay, huyết quản đột ngột co lại làm huyết áp tăng cao dẫn đến đau đầu, buồn nôn, đau bụng. Vì vậy, tốt nhất không nên ăn đồ nóng và đồ lạnh cùng lúc mà nên cách 3 phút.
 
Ngâm trà trong 3 phút
Ngâm trà trong nước 70-80 độ C khoảng 3 phút sau đó thay nước và tiếp tục ngâm trà thêm 3 phút nữa làm tăng hương vị của trà. Bên cạnh đó, caffeine tiết ra giúp người uống tỉnh táo, sảng khoái tinh thần.
 
Không tức giận quá 3 phút
Năng lượng tiêu tốn trong 10 phút tức giận tương đương khi chạy 3.000 m. Ngoài ra, các phản ứng sinh lý lúc tức giận kích thích cơ thể sản sinh các chất độc phức tạp hơn bất cứ cảm xúc nào. Do đó, người tức giận khó sống lâu. Muốn tăng sức khỏe cũng như kéo dài tuổi thọ, bạn không nên tức giận quá.
-st-

VẬN ĐỘNG THẾ NÀO ĐỂ GIẢM MỠ TRONG MÁU BS. Lê văn Vĩnh, TP. HCM

Thường thường người ta đều tưởng rằng vận động thể thao thể dục với cường độ mạnh như chạy marathon, tennis, vũ cầu kéo dài, bơi đua, tập tạ, đánh võ, chạy xe đạp nhanh .v.v.. cho đến khi thở mệt hỗn hển, mồ hôi ra như tắm tức là có tác dụng giảm mỡ trong máu (cholesterol, triglycerid). Rồi khi đi thử máu thấy mỡ vẫn còn cao như cũ hoặc siêu âm thấy gan vẫn còn bị nhiễm mỡ, không bớt gì hết. Tại sao ?
 
VẬN ĐỘNG THẾ NÀO
ĐỂ GIẢM MỠ TRONG MÁU
BS. Lê văn Vĩnh, TP. HCM
 
Trong cuộc sống văn minh và đầy đủ dinh dưỡng như hiện nay, bệnh lý tim mạch và đột quị cũng như béo phì chiếm một tỷ lệ tử vong hoặc tàn phế rất cao không chỉ xảy đến cho người già mà còn cho người trẻ nữa nếu không biết cách hạn chế dinh dưỡng và tập luyện một cách hợp lý trong sự thu nhập đường và mỡ vào cơ thể chúng ta
Có rất nhiều người nghĩ rằng chơi thể dục thể thao với cường độ mạnh là hoặc thể dục qua loa sơ sơ là có thể làm tiêu mỡ, đường nhưng sự thật là không phải thế… Rốt cuộc theo với thời gian năm tháng bệnh tật kéo đến rất sớm như gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quị….. Do đó bài viết này nhằm giúp quí bạn hiểu rõ và nắm vững sự vận động hợp lý trong mục tiêu ngừa và trị liệu các rối loạn chuyễn hóa mỡ bằng phương thức vận động
 
TỪ MỘT LÁ THƯ THẮC MẮC…
Tôi năm nay 55 tuổi, thử máu thấy cholesterol cao, mỡ máu tăng (triglycerid) , gan nhiễm mỡ, vợ tôi 50 tuổi người gầy ốm cũng bị cao như tôi. Tôi đánh tennis, vợ tôi chơi vũ cầu liên tục 2 giờ mỗi ngày, Sáu tháng sau thử lại cả 2 người thì vẫn thấy mỡ và cholesterol cao không giảm cùng với sự tồn tại gan nhiễm mỡ. Tôi thắc mắc là tại sao có vận động cơ thể tối đa đều đặn như thế mà không giảm mỡ trong máu và vợ tôi gầy ốm mà tại sao vẫn bị mỡ cao ?
 
ĐỐI TƯỢNG BỊ MỠ CAO TRONG MÁU
- Thông thường là những người ăn uống nhiều chất mỡ, tinh bột, đường và lười vận động
- Không có nghĩa là mập mới bị mỡ cao trong máu, vì khi cơ thể đến lứa tuối trên 50, chuyển hóa đã bắt đầu kém không chuyển hóa hết mỡ hằng ngày do thức ăn đưa vào trong cơ thế, do đó dù ăn ít mỡ hoặc gầy ốm cũng có thể bị mỡ cao trong máu gọi là rối loạn chuyển hóa mỡ do tuổi già. 
 
VẬN ĐỘNG THẾ NÀO ?
Thường thường người ta đều tưởng rằng vận động thể thao thể dục với cường độ mạnh như chạy marathon, tennis, vũ cầu kéo dài, bơi đua, tập tạ, đánh võ, chạy xe đạp nhanh.v.v.. cho đến khi thở mệt hỗn hển, mồ hôi ra như tắm tức là có tác dụng giảm mỡ trong máu (cholesterol, triglycerid) . Rồi khi đi thử máu thấy mỡ vẫn còn cao như cũ hoặc siêu âm thấy gan vẫn còn bị nhiễm mỡ, không bớt gì hết. Tại sao ? Ta hãy phân tích sự chuyển hóa của mỡ trong sự vận động sau đây:
 
Cường độ vận động gồm 2 loại, đó là vận động có oxy và vận động không có oxy
 
1. Vận động có oxy: là loại vận động có cường độ nhẹ và vừa như đi bộ, chạy chậm, nhảy dây, đi xe đạp chậm, tập dưỡng sinh…cơ thể có đủ oxy, cơ bắp chủ yếu xử dụng năng lượng thu được từ sự oxy hóa acid béo, mỡ được tiêu hao nhanh. Nếu vận động nhẹ mà thời gian dài thì sự giảm mỡ sẽ trên 80%, nếu vận động với cường độ vừa thì tỷ lệ tiêu hao mỡ và đường bằng nhau tức là 50/50%. Nếu vận động có cường độ lớn mạnh mẽ thì sự tiêu hao mỡ chỉ chiếm 15 – 20 % mà thôi.
 
Chỉ sau 20 phút vận động, cơ thể mới bắt đầu dùng mỡ để tạo năng lượng, trong 20 phút này chỉ có đường glucose được tiêu thụ mà thôi do đó muốn tiêu hao mỡ thì phải vận động trên 30 phút khi đó mỡ và glycogen (là loại đường từ glucose được dự trữ ở gan và cơ) mới được chuyển hóa thành năng lượng. Cùng với sự kéo dài thời gian vận động thì sẽ tiêu hao được mỡ từ 70 – 90%. Do đó vận động dưới 30 phút là không có tác dụng giảm mỡ gì cả dù cường độ lớn hay nhỏ. 
 
Thời gian vận động phải liên tục không gián đoạn ví dụ đi bộ nên đi bộ nhanh hơn là đi bộ chậm trên 30 phút liên tục không nghỉ nửa chừng chứ không phải đi một đoạn rồi nghỉ rồi đi lại. Như vậy là không có tác dụng tiêu mỡ và nên nhớ lúc vận động phải có thở hít sâu, đều đặn bằng mũi hít vào và bằng miệng thở ra. Tóm lại vận động trung bình từ 45 – 60 phút là tốt nhất, nếu ít quá thì tác dụng chẳng là bao.
 
Trong sự vận động như đi bộ thì theo nghiên cứu nếu đi nhanh vào buổi sáng 1-2 giờ, lượng chất béo tiêu hao không đáng là bao nhưng trái lại buổi tối dù chỉ đi bộ nửa giờ lượng chất béo tiêu hao lại tăng rõ rệt. Sở dĩ như thế là do đồng hồ sinh học của cơ thể quyết định. Thống kê cho thấy 2 giờ sau ăn tối đi bộ khoảng 40 – 60 phút thì lượng chất béo tiêu hao nhiều nhất, có thể làm giảm sự thèm ăn, rất có lợi cho sự giảm cholesterol và triglycerid trong máu.
Khoảng cách đi bộ càng dài thì mỡ máu càng giảm
Tốc độ đi khoảng 10km/giờ
tức là đi nhanh mới đạt mục
tiêu giảm mỡ nhiều
 
2. Vận động không có oxy : là loại vận động có cường độ mạnh mẽ như chạy, đá bóng, bóng rỗ, nhảy cao, nhảy xa, bơi đua, tập tạ, tennis…Vận động này đòi hỏi oxy thật cao, trong lúc cơ thể không cung cấp đủ oxy , năng lượng có được là từ chuyển hóa đường glucose theo con đường vô khí (không có oxy), cuối cùng sẽ tạo acid lactic tăng cao sẽ ức chế sự phóng thích acid béo tự do, giảm sự chuyển hóa mỡ lipid. Do đó đối với cường độ vận động quá lớn sẽ không có tác dụng giảm mỡ trong cơ thể chỉ tiêu hao chất đường mà thôi.
 
Hơn nữa, khi vận động mạnh mẽ, ta phải thở nhanh và gấp để bù oxygen thiếu hụt thì sẽ đưa đến sự gia tăng thông khí phổi tức là thở hỗn hển, thở cạn làm tăng sự thải CO2 nhanh­, cuối cùng nồng độ CO2 giảm trong máu và sự bù đắp lượng oxy thu vào không cao. Kết quả là sẽ làm co thắt mạch máu não và cơ tim đồng thời ức chế sự di chuyển oxygen từ huyết sắc tố sang các tế bào. Mức độ C02 quá thấp có thể đưa đến thiếu máu não và thiếu máu cơ tim cục bộ. Chính điều này gây ra những tai biến như đột quị, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp nhất là ở lứa tuổi 50 trở lên khi vận động mạnh. Ngay cả tuổi trẻ cũng có thể bị nếu sự vận động mạnh mẽ này kéo dài như ở các cầu thủ bóng đá, tuy họ còn trẻ nhưng vẫn bị đột quị trong lúc đá bóng mà thỉnh thoảng chúng ta thường thấy.
 
3.Làm thế nào biết được vận động có oxy hoặc không có oxy ?
 
Lượng tiêu hao oxy tỷ lệ thuận với nhịp tim nên chỉ cần đo mạch đập của mình trong lúc luyện tập là biết được sự vận động có thích hợp hay không.
Muốn cho mỡ được đốt cháy thì phải vận động nhẹ và vừa. Thời gian vận động càng dài, tốc độ càng chậm thì lượng mỡ tiêu hao càng nhiều. Ta có thể theo công thức sau đây để giảm mỡ một cách lý tưởng :
Nhịp tim : (220-số tuổi) x (60% hoặc70%)
Ví dụ : Người 50 tuổi thì phải có nhịp tim tối đa trong lúc vận động là :
220-50 x 70% = 119 lần/phút
 
Như thế ta phải kiểm tra nhịp tim bằng cách đo mạch đập ở cổ tay phải nhỏ hơn hoặc bằng 119 lần /phút thì mới có tác dụng giảm mỡ. Nếu trên số ấy thì là vận động mạnh chỉ có đường và protein tiêu hao mà thôi
 
Từ đó ta thấy những máy đi bộ ở nhà của các nước Tây phương luôn luôn có một cái hộp nhỏ gắn ở trên và trước mặt máy để đo nhịp tim của người tập rất tiện lợi cho ta điều chỉnh cường độ đi bộ của chính mình có oxy hay là không có oxy. 
 
VÀI ĐIỂM CẦN LƯU Ý
- Lẽ dĩ nhiên tập luyện vận động phải kèm theo chế độ dinh dưỡng hạn chế tinh bột, đường và mỡ.
- Ăn vừa phải trái cây vì đường của trái cây là fructose, nếu dư thì sẽ biến thành mỡ trong cơ thể
- Nước ngọt bánh kẹo cũng phải hạn chế
- Nếu vận động mỗi ngày trên 30 phút thôi cho dù không thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể làm thể trọng giảm dần trong nửa năm. Nhưng nếu tiết thực mà không vận động thì sẽ không giảm mỡ và không giảm thể trọng
-Nếu thời gian vận động trong 20 phút thì chỉ có thể khống chế tăng thể trọng mà không thể giảm thể trọng
-Phải vận động đều đặn, tối thiểu 3 lần/tuần, nếu hằng ngày thì càng tốt. Sau khi vận động thì hiệu ứng miễn dịch, giảm mỡ có lợi cho sức khỏe chỉ tồn tại 48 giờ mà thôi nếu không vận động trở lại thì hiệu ứng đó không còn nữa
- Sự vận động hợp lý như đi bộ nhanh 60 phút/ngày sẽ cho ta nhiều tác dụng ích lợi như : giảm cholesterol và triglycerid máu, HDL tỷ trọng cao (high density lipoprotein) có lợi gia tăng trong việc huy động mỡ từ ngoại biên như thành mạch máu trở về gan giúp cho mạch máu không bị xơ vữa tránh đột quị và nhồi máu cơ tim. Và LDL tỷ trọng thấp (low density lipoprotein) có hại giảm (LDL có nhiệm vụ chuyển mỡ ra ngọai biên ứ đọng ở thành mạch máu rất nguy hiểm)
-Vận động hợp lý cũng làm giảm huyết áp, ngừa bệnh tiểu đường type 2 và bệnh béo phì
- Dưỡng sinh khí công có tác dụng giảm mỡ không ? Chỉ có khí công động là có thể giảm mỡ được với điều kiện phải luyện tập liên tục trên 30 phút hằng ngày kèm theo chế đô ăn kiêng hợp lý 
 
Tóm lại, muốn giảm mỡ hoặc chống béo phì thì nên vận động nhẹ vừa, kéo dài liên tục trên 30 phút, lý tưởng là 1 giờ kết hợp với tiết thực giảm mỡ, đường và đơn giản nhất là đi bộ nhanh mà ai ai cũng có thể thực hiện được.